Nguyễn Gia Bảo Mua chung cư bằng văn bản chuyển nhượng có rủi ro không?

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Mua chung cư bằng văn bản chuyển nhượng có rủi ro không?

Mua Chung cư bằng văn bản chuyển nhượng. Rủi ro không?

Khu vực: Xuân Đỉnh, Từ Liêm
Giá: 0 Diện tích: 0
   Phần đông khách hàng có tâm lý không mấy thiện cảm với việc mua nhà thông qua hình thức làm văn bản chuyển nhượng.  Đứng góc độ pháp lý nó khác nhau ở hình thức hợp đồng, nhưng trên thực tế quyền lợi của khách hàng không có gì thay đổi và không hề có gì rủi ro so so với việc ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư . Điều này thể hiện ngay trong Luật Nhà ở và các văn bản có liên quan.
   Theo quy định tại điểm B khoản 6 điều 18 Thông tư 16/2010/TT-BXD đối với căn hộ chung cư “Nếu chưa nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư thì được phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này [...]”.
    Thủ tục này khá đơn giản ,được quy định ngay tại Điều 1 Thông tư 16/2010/TT-BXD Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP:
  - Đầu tiên hai bên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ:
Ø Bên A ( bên bán): 
+ Chứng minh thư
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy đăng ký kết hôn (nếu tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng)
+ Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư mà A kí với chủ đầu tư
+ Văn bản chuyển nhượng  hợp đồng mua bán căn hộ trướ ( nếu chuyển nhượng lần 2 trở lên)
Ø Bên B ( bên mua):
+ Chứng minh thư
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy đăng kí kết hôn (nếu tài sản đứng tên hai vợ chồng)
 (Ghi chú: CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng kí kết hôn 3 bản phô tô công chứng)
    - Hai bên đến phòng công chứng lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ 
    -  Sau đó đến cơ quan thuế  để làm thủ tục  nộp thuế theo quy định của pháp luật
    -  Bên nhận chuyển nhượng   đến chủ đầu tư  xin xác nhận chuyển nhượng hợp đồng gồm:
 + Bản sao biên lai thuê thu nhập hoặc giấy tờ chứng minh của cơ quan thuế nếu thuộc trường hợp được miễn giảm,
 + Bản sao hợp đồng mua bán kí với chủ đầu tư
 + Bản gốc văn bản chuyển nhượng đã có chứng nhận của công chứng) để chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng này.
     Kể từ ngày chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng thì chủ đầu tư chấm dứt giao dịch với bên chuyển nhượng hợp đồng và trực tiếp giao dịch với bên nhận chuyển nhượng hợp đồng; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên chuyển nhượng theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư và được coi là bên mua nhà ở kể từ ngày chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng;
     Trong trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nhiều lần thì kể từ lần chuyển nhượng thứ hai trở đi, các bên đều phải thực hiện thủ tục như lần chuyển nhượng đầu tiên. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lần sau có trách nhiệm tiếp nhận và lưu giữ các giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng lần trước;
     Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lần cuối (là tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở) được đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sở căn hộ.
    Khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở thì ngoài các giấy tờ theo quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận  quyền sở hữu nhà, chủ đầu tư và khách hàng có chịu trách nhiệm nộp cho cơ quan cấp giấy chứng nhận các giấy tờ có liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng theo quy định sau đây:
  -  Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa chủ đầu tư với bên mua nhà ở lần đầu;
  -  Giấy tờ xác nhận đã giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản (đối với nhà ở tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có sàn giao dịch bất động sản) hoặc xác nhận về việc phân chia nhà ở của Sở Xây dựng (đối với trường hợp được phân chia nhà ở) của bên mua nhà lần đầu;
  - Văn bản chuyển nhượng hợp đồng có chứng nhận của công chứng, có xác nhận   được miễn thuế thu nhập theo quy định.
    Trong trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nhiều lần thì người đề nghị cấp giấy chứng nhận lần cuối phải nộp văn bản chuyển nhượng hợp đồng và biên lai thu thuế của các lần chuyển nhượng trước hoặc giấy tờ xác nhận được miễn thuế thu nhập cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo hướng dẫn tại ví dụ dưới đây:
   Ví dụ: Ông B ký hợp đồng mua bán nhà ở với Công ty A theo hình thức mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, trong thời gian chưa nhận bàn giao nhà ở mà ông B chuyển nhượng hợp đồng mua bán này cho ông C thì B và C phải đi làm thủ tục công chứng văn bản chuyển nhượng, ông B nộp thuế thu nhập (nếu có), sau đó đề nghị Công ty A xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng theo quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này; nếu ông C lại chuyển nhượng hợp đồng này cho ông D và ông D lại chuyển nhượng tiếp cho ông E (E là người nhận chuyển nhượng cuối cùng) thì mỗi lần chuyển nhượng, các bên phải đi làm thủ tục theo quy định như trên.
   Khi Công ty A (hoặc ông E) đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở thì phải nộp các giấy tờ có liên quan đến chuyển nhượng hợp đồng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: hợp đồng mua bán nhà ở ký giữa Công ty A và ông B; 03 văn bản chuyển nhượng hợp đồng có chứng nhận của công chứng và xác nhận của chủ đầu tư kèm theo 03 biên lai thu thuế thu nhập (hoặc giấy tờ xác nhận về việc miễn thuế của cơ quan thuế) cho 03 lần chuyển nhượng (giữa B và C, giữa C và D, giữa D và E); giấy xác nhận đã giao dịch qua sàn giữa Công ty A và ông B (đối với nhà ở tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có sàn giao dịch bất động sản) hoặc xác nhận phân chia nhà ở của Sở Xây dựng đối với trường hợp ông B được Công ty A phân chia sản phẩm là nhà ở”.
     Như vậy, dù là ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư hay là làm văn bản chuyển nhượng thì quyền lợi của khách hàng vẫn được đảm bảo, và không hề có bất kì rủi ro gì, Sổ đỏ vẫn mang tên khách hàng ( nếu là người nhận chuyển nhượng sau cùng).